Hoạt động sản xuất là một trong những nhóm ngành đầu tư chiếm tỷ lệ đầu tư lớn nhất trong tất cả các nhóm ngành mà Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế Hoạch đầu tư, tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 66,4%, trong đó Nhà đầu tư Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư chiếm 28,8%.
Để Nhà đầu tư Trung Quốc (“Nhà Đầu Tư”) thực hiện đầu tư sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tại Việt Nam, có 2 vấn đề trọng yếu mà Nhà Đầu Tư cần quan tâm, cụ thể như sau:
1. Địa điểm sản xuất kinh doanh
- Việc lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về giao thông, nguồn hàng, người lao động tại địa phương. Nếu lựa chọn địa điểm khá xa khu trung tâm hoặc khu vực cung ứng nguồn nguyên liệu thì chi phí vận chuyển cũng như chi phí nguyên vật liệu có thể tăng cao và ảnh hưởng đến giá sản phẩm và chi phí công ty.
- Một địa điểm phù hợp còn phụ thuộc vào quy hoạch tại địa phương, thông thường các dự án sản xuất đều được yêu cầu đặt địa điểm trong các Khu Công Nghiệp để không ảnh hưởng đến khu dân cư và đảm bảo về vấn đề môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
- Ngoài ra, khi lựa chọn địa điểm phù hợp, Nhà Đầu Tư cần phải lựa chọn Nhà xưởng phù hợp về nhu cầu sử dụng và đảm bảo các vấn đề pháp lý liên quan đến Nhà xưởng. Ví dụ:
-
- Bên cho thuê phải đủ điều kiện cho thuê nhà xưởng;
-
- Nhà xưởng đã được xây dựng hợp pháp, có giấy phép xây dựng, đã được cập nhật công trình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
-
- Hiện trạng xây dựng đúng với giấy phép xây dựng được cấp;
-
- Bên cho thuê đáp ứng các vấn đề về Phòng cháy chữa cháy, môi trường.
Những điều kiện trên là những điều kiện vô cùng quan trọng và cơ bản khi Nhà Đầu Tư lựa chọn địa điểm thuê nhà xưởng. Vì nếu một trong các điều kiện trên không được đáp ứng thì Nhà Đầu Tư sẽ gặp khó khăn trong quá trình xin dự án đầu tư tại Việt Nam.
- Do đó, việc thẩm định địa điểm trước khi tiến hành ký kết Hợp đồng thuê là việc rất quan trọng, giúp Nhà Đầu Tư phát hiện được các rủi ro và có thể cân nhắc lựa chọn phương án xử lý phù hợp. Trong trường hợp không thể phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, Nhà Đầu Tư có thể ràng buộc các điều khoản bảo vệ Nhà Đầu tư để tránh Bên Cho Thuê không hỗ trợ hoặc không đồng ý thanh lý Hợp Đồng Thuê Nhà Xưởng nếu Bên Cho Thuê không đáp ứng đủ điều kiên cho thuê.
2. Nguồn vốn đầu tư
- Đây cũng là vấn đề và câu hỏi được nhiều Nhà Đầu Tư đặt ra khi dự định đầu tư vào Việt Nam. Theo quy định pháp luật, đối với nhóm ngành sản xuất nói chúng và sản xuất giường, tủ, bàn, ghế nói riêng, Pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn tổi thiểu Nhà Đầu Tư phải đăng ký khi thực hiện dự án tại Việt Nam. Nhà Đầu Tư có thể linh hoạt đăng ký mức vốn đầu tư phù hợp với năng lực tài chính và có thể cung cấp tài liệu chứng minh năng lực tài chính tương ứng.
- Tuy nhiên, mức vốn đầu tư đăng ký phải phù hợp và hợp lý đối với quy mô của dự án. Do đó, Nhà Đầu Tư cần có kế hoạch cụ thể cho các hoạt động tại Việt Nam để ước tính mức vốn phù hợp có thể vận hành dự án ít nhất 1 năm. Ví dụ: dự trù cho các chi phí thuê nhà xưởng, trả lương người lao động, mua máy móc, thiết bị, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, xin các giấy phép theo quy định pháp luật để dự án có thể đi vào hoạt động. Khi xin dự án đầu tư tại Việt Nam, cơ quan đăng ký đầu tư cũng cân nhắc các chi phí, kế hoạch tài chỉnh và quy mô dự án để đánh giá mức vốn đăng ký đầu tư có phù hợp hay không.
- Mức vốn đầu tư sẽ gồm: Vốn góp của Nhà Đầu Tư + Mức Vốn huy động.
-
- Đối với Vốn góp của Nhà Đầu Tư: Nhà Đầu Tư sẽ phải cam kết và góp đúng số tiền cam kết góp trong thời hạn đã đăng ký khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Nếu Nhà Đầu Tư không góp đủ hoặc đúng hạn thì phải làm thủ tục điều chỉnh vốn đầu tư và giải trình lý do phù hợp. Điều này có thể khiến Nhà Đầu Tư bị xử phạt hành chính nếu không tuân thủ theo nội dung đã đăng ký trên Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư.
Do đó, Nhà Đầu Tư cần cân nhắc và lựa chọn mức vốn phù hợp để đảm bảo tuân thủ thời hạn góp vốn đã đăng ký.
-
- Đối với vốn huy động: đây là mức vốn mà công ty sẽ vay từ chính Nhà Đầu Tư hoặc tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba để hỗ trợ dự án trong quá trình hoạt động. Đối với mức vốn này, Nhà Đầu Tư chỉ cần cung cấp thoả thuận hỗ trợ vốn và tài liệu chứng minh năng lực tài chính của bên dự định huy động vốn.
Tóm lại, việc đầu tư một dự án sản xuất là một vấn đề quan trọng và cần được các Nhà Đầu Tư xem xét môt cách kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện đầu tư và tiến hành các bước để xin giấy phép.
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.