Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Phân Phối Rượu Tại Việt Nam, khó hay dễ?

Rượu là một loại sản phẩm đặc thù và được phân vào nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện không chỉ đối với Nhà đầu tư trong nước mà cả Nhà đầu tư nước ngoài. Khi kinh doanh trong lĩnh vực rượu, Nhà đầu tư cần xác định cụ thể phạm vi hoạt động cụ thể là gì để từ đó xác định được chính xác loại giấy phép mà Nhà đầu tư cần xin phép khi Doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP

  • Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép;
  • Thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh (nhập khẩu, mua, bán rượu) rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; 
  • Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

Như vậy, việc xác định nồng độ cồn của các loại rượu kinh doanh là tiêu chí đầu tiên để từ đó Nhà đầu tư xác định được các giấy phép cần xin cấp trước khi đi vào hoạt động.

Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết các loại giấy phép cần xin khi kinh doanh rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên:

Phân Phối rượu Bán buôn rượu Bán lẻ rượu Bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ
Phạm vi hoạt động 1. Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;

2. Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;

3. Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;

4. Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép

Phạm vi hoạt động tương tự Phân phối rượu nhưng không bao gồm hoạt động “Nhập khẩu rượu” 1. Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;

2. Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

1. Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;

2. Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.

Loại giấy phép cần xin cấp Giấy phép phân phối rượu Giấy phép bán buôn rượu Giấy phép bán lẻ rượu Không phải xin giấy phép nhưng Nhà đầu tư cần đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện
Điều kiện để được cấp phép và hoạt động 1. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); 

2. Tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu;

3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài;

4. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

(CSPL: Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP; khoản 3 Điều 17 và khoản 5 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) 

1. Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.

2. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.

3. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

(CSPL: Điều 12 Nghị định 105/2017/NĐ-CP; khoản 4 Điều 17 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

1. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

2. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

3. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

(CSPL: Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP; khoản 5 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

1. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh;

2. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;

3. Tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(CSPL: Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP; khoản 6 Điều 17 và khoản 7 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Cơ quan cấp phép Bộ Công Thương Sở Công Thương Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện  Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện 
Chế độ báo cáo Trước ngày 20 tháng 01 hằng năm, gửi báo cáo tình hình kinh doanh rượu năm trước của đơn vị về Bộ Công Thương theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP Trước ngày 20 tháng 01 hằng năm, gửi báo cáo tình hình kinh doanh rượu năm trước của đơn vị về Sở Công Thương theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP Trước ngày 20 tháng 01 hằng năm, gửi báo cáo tình hình kinh doanh rượu năm trước của đơn vị về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện  theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP Không báo cáo

Trên đây là tổng quan điều kiện, phạm vi hoạt động mà Nhà đầu tư cần lưu ý và xem xét kỹ trước khi bắt đầu hoạt động. Việc xác định chính xác phạm vi hoạt động, điều kiện giúp Nhà đầu tư có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch cụ thể khi bắt đầu đầu tư vào Việt Nam.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.