Mua lại doanh nghiệp là gì? Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp là gì? Những lưu ý khi mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp là quá trình một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ tài sản hoặc một phần vốn góp của một doanh nghiệp khác nhằm đạt được mục đích kiểm soát doanh nghiệp được mua lại. Vậy những điều kiện để mua lại một doanh nghiệp và những rủi ro về mặt pháp lý và tài chính có thể gặp phải là gì? Apolat Legal sẽ giúp bạn hiểu rõ ngay sau đây!

mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp

1. Mua lại doanh nghiệp là gì?

Mua lại doanh nghiệp có tên gọi trong tiếng Anh là Acquisition. Theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2018: Mua lại doanh nghiệp là quá trình một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của một doanh nghiệp khác. Lượng mua đủ để kiểm soát và chi phối hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Quy định theo Luật cạnh tranh 2018

  • Sáp nhập doanh nghiệp là quá trình một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ quyền, tài sản, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang doanh nghiệp khác. Đồng thời, doanh nghiệp được sáp nhập sẽ chấm dứt quá trình hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại của mình về mặt pháp lý.
  • Hợp nhất doanh nghiệp là quá trình 2 hoặc nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp mới. Đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các doanh nghiệp được hợp nhất.

2. Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Hiện nay, có nhiều hình thức mua lại doanh nghiệp dựa trên nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Tuy nhiên, để quý doanh nghiệp dễ dàng hình dung, chúng tôi đã chia ra 4 hình thức tiêu biểu sau đây:

2.1. Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover)

Mua lại kiểu thân thiện là các giao dịch mua lại doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí “ Thuận mua vừa bán”. Trong các thương vụ này, bên mua và bên bán đều đạt được mục đích và lợi ích của riêng mình. Cụ thể, bên mua sẽ gửi một đề nghị tới Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của bên bị mua lại. Sau đó, doanh nghiệp bị mua lại sẽ đánh giá lợi ích mà thương vụ này mang lại có thực sự đạt được mục tiêu họ mong muốn hay không. Nếu nó phù hợp, một giao dịch sẽ được thực hiện thành công.

hình thức mua lại doanh nghiệp
Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover)

2.2. Mua lại kiểu thù địch (Hostile Takeover)

Trái ngược hoàn toàn với một giao dịch mua lại kiểu thân thiện, giao dịch mua lại kiểu thù địch là quá trình bên bị mua không đồng ý với ý định, lời đề nghị của bên mua. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của công ty bị mua sẽ hoàn toàn từ chối với những yêu cầu, đề nghị của bên mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên mua vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi thương vụ tới cùng cho tới khi đạt được nó.

Bên mua lại công ty sẽ có thể thực hiện các hành động sau đây:

  • Bên mua sẽ công bố mức giá chào mua công khai đối với bên bị mua lại, mức giá này thông thường sẽ cao hơn giá thị trường.
  • Bên mua lại có thể thực hiện các biện pháp để can thiệp vào từng thành viên trong Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, thuyết phục họ đồng ý, với những thành viên không đồng ý họ sẽ tìm mọi cách để thay thế những người này bằng những người mới.
  • Bên mua sẽ lặng lẽ mua đủ số cổ phiếu của công ty họ nhắm tới nhằm tác động vào quyết định của Hội đồng quản trị.

Với hình thức này, bên mua sẽ thường phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, nó có thể liên quan tới vấn đề pháp lý hoặc vấn đề tài chính của công ty được mua lại.

các hình thức mua lại doanh nghiệp
Bên mua sẽ tính toán nhiều cách thức để sở hữu công ty mục tiêu

2.3. Thâu tóm ngược (Reverse Takeover)

Trên thị trường chứng khoán, thuật ngữ “Thâu tóm ngược” tương đương với “ Niêm yết cửa sau”. Đây là thuật ngữ để chỉ một công ty chưa đủ điều kiện được niêm yết đã dùng biện pháp mua lại doanh nghiệp để nắm quyền kiểm soát một công ty đã được niêm yết trước đó. Từ đó, công ty của họ đương nhiên sẽ được niêm yết trên thị trường bằng cách đổi tên của cổ phiếu. Nói một cách dễ hiểu, người mua sẽ chỉ nhìn thấy cái tên của công ty bị mua lại, còn phần giá trị thực tế của cổ phiếu đó chính là giá trị của công ty chưa được niêm yết trước đó.

2.4. Mua lại kiểu Backflip (Backflip Takeover)

Cuối cùng là hình thức mua lại kiểu Backflip. Nói một cách dễ hiểu, đây là khái niệm chỉ quá trình công ty đi mua tự biến mình thành một công ty con của công ty bị mua lại. Loại hình này sẽ thường được áp dụng khi công ty bị mua lại có danh tiếng tốt hơn so với công ty mua, tuy nhiên nó đang gặp vấn đề về tài chính.

3. Điều kiện để mua lại một doanh nghiệp

Để được mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia phải nộp hồ sơ thông báo tập chung kinh tế tới Ủy ban Cạnh Tranh Quốc gia trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Ngưỡng thông báo tập trung sẽ phụ thuộc vào 4 tiêu chí sau:

  • Tổng tài sản của các doanh nghiệp tham gia vào giao dịch mua bán doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam
  • Tổng doanh thu của các doanh nghiệp tham gia vào giao dịch mua bán doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam
  • Giá trị giao dịch của quá trình mua lại doanh nghiệp
  • Thị phần kết hợp trên các thị trường liên quan của doanh nghiệp mua lại.

Nếu không thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì giao dịch mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện theo trình tự mua lại cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp theo quy định chung của luật doanh nghiệp.

Nếu quý doanh nghiệp không rõ về các điều kiện cụ thể để mua lại một doanh nghiệp, vui lòng kết nối với đội ngũ luật sư từ Apolat Legal qua hotline 0911 357 447

4. Những rủi ro có thể gặp phải khi mua lại doanh nghiệp

Khi thực hiện giao dịch mua lại doanh nghiệp, doanh nghiệp đi mua có thể gặp 2 rủi ro chính yếu nhất bao gồm: Rủi ro tài chính và rủi ro pháp lý.

các hình thức mua lại doanh nghiệp
Những rủi ro có thể gặp phải khi mua lại doanh nghiệp

4.1. Rủi ro về mặt pháp lý

Những rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm:

  • Rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản do vi phạm các nghĩa vụ về thuế hay nợ đọng các khoản tiền, không tuân thủ quy định của pháp luật khi kinh doanh);
  • Rủi ro từ cơ quan quản lý nhà nước – chủ thể có quyền ban hành các quyết định hành chính có tác động đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp;
  • Từ các hành động pháp lý của đối tác – chủ thể có quyền hành động hoặc không hành động dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các bên;
  • Rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,…. dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác.

4.2. Rủi ro về mặt tài chính

Rủi ro về tài chính luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm khi xác định giá trị thực sự của doanh nghiệp. Những rủi ro có thể rơi vào các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp chưa được góp đủ vốn
  • Việc định giá tài sản của doanh nghiệp không chính xác với giá trị thực tế
  • Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp không rõ nguồn gốc
  • Các khoản nợ tiềm ẩn của doanh nghiệp bị mua lại đối với đối tác và nhà nước.

Doanh nghiệp nên thuê một bên kiểm toán chuyên nghiệp nhằm mục đích kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tối đa các bất lợi bên mua có thể phải đối mặt. Họ sẽ là người trực tiếp rà soát báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản,… để đưa ra báo cáo thẩm định tài chính cuối cùng.

hình thức mua lại doanh nghiệp
Cần thực hiện quá trình thẩm định vấn đề pháp lý và tài chính của bên bị mua lại

5. Thẩm định pháp lý khi mua lại doanh nghiệp

Khi mua lại doanh nghiệp, doanh nghiệp đi mua cần thực hiện các thẩm định các yếu tố quan trọng nhất bao gồm: Tình hình tài chính, khả năng kinh doanh, vấn đề pháp lý và đặc biệt là thuế, các khoản nợ tiềm ẩn. Việc thẩm định pháp lý mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

  • Giúp bên mua giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tiến hành giao dịch.
  • Thẩm định pháp lý giúp bên mua tạo lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa mức giá trị của thương vụ khi xác định vị trí của mình trong giao dịch.
  • Dễ dàng đàm phán hạ giá.

Khi thực hiện thẩm định pháp lý, doanh nghiệp đi mua cần chú ý tới các vấn đề sau:

  • Đưa ra một bản kế hoạch thẩm định cụ thể với đầy đủ mốc thời gian, phạm vi và đối tượng thẩm định. Sau đó làm rõ bản kế hoạch trên với công ty được mua lại
  • Xác định được những vấn đề rủi ro trọng yếu và thứ yếu, xác định cách giải quyết và điểm ranh giới có thể chấp nhận của từng vấn đề đó.
  • Đưa ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng nhất bằng cách định lượng hóa bằng con số để đảm bảo kết quả trả về chính sách nhất.
  • Đưa ra khoảng thời gian cụ thể cho từng công việc thẩm định.
lưu ý khi mua lại doanh nghiệp
Quá trình thẩm định chính xác giúp giảm thiểu nhiều rủi ro về tài chính cho bên mua

Tóm lại, quá trình thẩm định pháp lý là hoạt động quan trọng để bên mua hình dung rõ ràng về bức tranh toàn cảnh của công ty mục tiêu. Từ đó có chiến lược đàm phán phù hợp về giá cũng như các lợi ích kinh tế đi kèm khác.

Có thể thấy rằng, quá trình thực hiện giao dịch mua lại doanh nghiệp sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, để đạt được thương vụ thành công nhất, doanh nghiệp đi mua cần thẩm định chính xác và chi tiết về vấn đề pháp lý cũng như vấn đề tài chính ngay tại thời điểm diễn ra giao dịch. Nếu quý doanh nghiệp gặp vấn đề trong quá trình nghiên cứu thông tin, hoàn toàn có thể liên hệ với đội ngũ luật sư của Apolat Legal qua hotline 0911 357 447.


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.