Tìm hiểu quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay, giai đoạn phát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, sự tập trung vào các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng được đánh giá cao và nâng cao chất lượng. Việc chú trọng đến việc cải thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật cho thấy sự phát triển không ngừng của Việt Nam và tầm quan trọng của nó.

1. Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân. 

Công trình hạ tầng kỹ thuật là một hệ thống các cơ sở hạ tầng được xây dựng và duy trì nhằm phục vụ cho dịch vụ công cộng và tiện ích công cộng. Các công trình này bao gồm các lĩnh vực quan trọng như giao thông, truyền thông, điện, nước, quản lý rác thải và nhiều hệ thống khác. Chúng được triển khai và quản lý bởi các tập đoàn do chính phủ hoặc tư nhân đảm nhiệm, có thể thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công. Tại Việt Nam, các công trình này còn được gọi là Cơ sở hạ tầng hoặc trong các địa phương cụ thể có thể được gọi là điện, đường, trường, trạm.

Công trình hạ tầng kỹ thuật và những quy định cần thiết
Công trình hạ tầng kỹ thuật và những quy định cần thiết

2. Các quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật

  • Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật

Thông thường, ở hầu hết các nước trên thế giới, công trình hạ tầng kỹ thuật hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh. 

Tại Việt Nam, căn cứ vào Khoản 22 Điều 3 Luật Xây dựng 2014: “Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.”

Cụ thể, theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm những công trình sau đây:

Công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác sử dụng làm cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho việc khai thác, sản xuất và cung cấp nước; lưu trữ, xử lý nước và thoát nước thải; lưu trữ, xử lý các loại chất thải rắn; chiếu sáng các khu vực công cộng; chôn cất, hỏa táng, cử hành tang lễ; truyền tải thông tin; duy trì cảnh quan đô thị; cung cấp các chỗ đỗ xe công cộng, bao gồm: 

  1. Công trình cấp nước: Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (kể cả xử lý bùn cặn); trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); các loại bể (tháp) chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch). 
  2. Công trình thoát nước: Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn; các loại bể chứa nước mưa, nước thải; tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải. 
  3. Công trình xử lý chất thải rắn: a) Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường bao gồm: Trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn; b) Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải nguy hại. 
  4. Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình trong các cơ sở sau: a) Công trình chiếu sáng công cộng (hệ thống chiếu sáng công cộng, cột đèn); b) Công viên cây xanh; c) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; d) Nhà để xe ô tô (ngầm và nổi); sân bãi để xe ô tô, xe máy móc, thiết bị. 
  5. Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động: Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp, đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông. 
  6. Cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác sử dụng cho cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật.
  • Phân loại cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Việc phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật cần tuân theo quy định đối với từng loại công trình và dự án xây dựng công nghiệp. Các công trình hạ tầng kỹ thuật như công trình cấp nước, xử lý nước thải, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và tuy nhiên kỹ thuật, khi xác định hạng mức công trình, phải tuân theo quy định áp dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.

Các công trình dân dụng trong dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ được phân loại theo hạng mức tương ứng với các công trình dân dụng.

Các công trình công nghiệp trong dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ được phân loại theo hạng mức tương ứng với các công trình công nghiệp.

Việc xác định hạng mức công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ dựa trên quy định về phân cấp công trình xây dựng hiện đang được áp dụng theo bảng 1.3 – Phụ lục 01 của Thông tư 06/2021/TT-BXD của Bộ Xây Dựng. Quy định này bao gồm các hạng mức như: cấp công trình hạ tầng kỹ thuật đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, với tiêu chí phân loại riêng cho từng loại công trình theo bảng phân cấp được đề cập dưới đây:

Bảng 1.3 Phân cấp công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật)

STT Loại công trình Tiêu chí phân cấp Cấp công trình
Đặc biệt I II III IV
1.3.1 Công trình cấp nước
1.3.1.1 Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (bao gồm cả công trình xử lý bùn cặn) TCS (nghìn m3/ngày đêm) ≥ 30 10 ÷ < 30 < 10
1.3.1.2 Trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) TCS (nghìn m3/ngày đêm ) ≥ 40 12 ÷ < 40 < 12
1.3.2 Công trình thoát nước
1.3.2.1 Hồ điều hòa Diện tích (ha) ≥ 20 15 ÷ < 20 1 ÷ < 15 < 1
1.3.2.2 Trạm bơm nước mưa (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) TCS (m3/s) ≥ 25 10 ÷ < 25 < 10
1.3.2.3 Công trình xử lý nước thải TCS (nghìn m3/ngày đêm) ≥ 20 10 ÷ < 20 < 10
1.3.2.4 Trạm bơm nước thải (bao gồm cả bể chứa nước nếu có) TCS (m3/h) ≥ 1.200 700 ÷ < 1.200 < 700
1.3.2.5 Công trình xử lý bùn TCS (m3/ngày đêm) ≥ 1.000 200 ÷ < 1.000 < 200
1.3.3 Công trình xử lý chất thải rắn (CTR)
1.3.3.1 Cơ sở xử lý CTR thông thường
a) Trạm trung chuyển TCS (tấn/ngày đêm) ≥ 500 200 ÷ < 500 100 ÷ < 200 < 100
b) Cơ sở xử lý CTR TCS (tấn/ngày đêm) ≥ 500 200 ÷ < 500 50 ÷ < 200 < 50
1.3.3.2 Cơ sở xử lý CTR nguy hại TCS (tấn/ngày đêm) > 100 20 ÷ 100 < 20
1.3.4 Công viên cây xanh Diện tích (ha) > 20 10 ÷ 20 5 ÷ < 10 < 5
1.3.5 Nghĩa trang

Nghĩa trang Quốc gia: Cấp I với mọi quy mô.

Diện tích (ha) > 60 30 ÷ 60 10 ÷ < 30 < 10
1.3.6 Nhà tang lễ Mức độ quan trọng Nhà tang lễ Quốc gia: Cấp I; các trường hợp khác: Cấp II.
1.3.7 Cơ Sở hỏa táng Mức độ quan trọng Cấp II với mọi quy mô.
1.3.8 Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị
1.3.8.1 Nhà để xe ô tô ngầm* Số chỗ để xe ô tô ≥ 500 300 ÷ < 500 < 300
1.3.8.2 Nhà để xe ô tô nổi* ≥ 1.000 500 ÷ < 1.000 100 ÷ < 500 < 100
1.3.8.3 Sân bãi để xe, máy móc, thiết bị (không có mái che) Tổng diện tích (ha) > 2,5 ≤ 2,5
1.3.9 Đường cấp truyền tín hiệu viễn thông Mức độ quan trọng Liên quốc gia Liên tỉnh Nội tỉnh

Ghi chú:

– Công trình hạ tầng kỹ thuật khác có mục đích sử dụng phù hợp với loại công trình nêu trong Bảng 1.3 thì sử dụng Bảng 1.3 để xác định cấp theo mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất.

– Các chữ viết tắt trong Bảng 1.3: TCS là Tổng công suất tính cho toàn bộ các dây chuyền công nghệ thuộc dự án.

– (*): Đối với Nhà để xe ô tô thì chỗ để xe ô tô được xét cho ô tô chở người đến 9 chỗ hoặc xe ô tô tải dưới 3.500 kg. Trường hợp Nhà để xe hỗn hợp bao gồm xe ô tô và xe mô tô (xe gắn máy) thì quy đổi 6 chỗ để xe mô tô (xe gắn máy) tương đương với 1 chỗ để xe ô tô.

  • Cơ quan quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật

Các công trình hạ tầng kỹ thuật thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công thầu xây dựng và quản lý.

Ở Việt Nam, cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước công trình hạ tầng kỹ thuật là Cục hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng. 

Căn cứ Điều 1 Quyết định 997/QĐ-BXD năm 2013 quy định về vị trí, chức năng của Cục Hạ tầng kỹ thuật như sau: “Cục Hạ tầng kỹ thuật là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp), bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ); kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật do Bộ là cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.

Cục Hạ tầng kỹ thuật có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.”

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến xây dựng &cơ sở hạ tầng. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.