ESOP – Phương thức hữu hiệu cho Công ty trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế

ESOP (Employee Stock Ownership Plan – cổ phiếu phát hành cho người lao động trong công ty) là một phương thức ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở những tập đoàn, công ty có thị phần lớn tại Việt Nam (như FPT, Thế giới di động, Novaland, ….). Không những thế, nếu biết tận dụng tối đa các ưu điểm từ ESOP, không những các công ty, tập đoàn lớn, mà các công ty tư nhân thông thường cũng sẽ có các lợi thế riêng khi sử dụng ESOP như một phương thức hữu hiệu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Đặc biệt là công ty Startup_những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company)1. 

1. Tại sao esop lại hữu hiệu với các công ty startups trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế? 

Không giống như các công ty, tập đoàn lớn, dù có áp dụng các chính sách cắt giảm nhân sự đi nữa, thì phần nhân sự còn lại vẫn có các động lực để tiếp tục đồng hành và cống hiến cho công ty. Điều này nhờ vào các giá trị văn hóa đã được xây dựng lâu dài, từ các chính sách bù đắp hỗ trợ, hay niềm tin vào sự phục hồi nhanh chóng dựa trên các tiềm lực kinh tế mạnh mẽ của công ty. 

Tuy nhiên, đối với các công ty Startups thì lại không được như thế, bởi công ty chỉ đang trải qua giai đoạn đầu mới thành lập, chưa được niêm yết, cũng chưa huy động được nhiều nguồn vốn lớn như các công ty đại chúng, do đó, đương nhiên công ty cũng chưa đủ nguồn lực về cả tài chính và văn hóa hay niềm tin vững mạnh của nhân sự trong giai đoạn này. Do đó, các công ty Startups sẽ ưu tiên tận dụng chính sách ESOP trong giai đoạn này để khuyến khích và quản trị nhân sự, bở một số lý do như sau: 

  • Thu hút và giữ chân nhân tài: ESOP cung cấp cho nhân viên cơ hội được đầu tư, sở hữu cổ phần của công ty mà mình đã làm việc và hiểu rõ được tiềm năng tăng trưởng. Bởi thông thường, các cổ đông hiện hữu sẽ hạn chế việc công ty chào bán cổ phần riêng lẻ và ưu đãi như vậy cho cổ đông mới (ảnh hưởng đến quyền chống pha loãng). Điều này có thể giúp thu hút và giữ chân những tài năng chất lượng cao, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh của các công ty Startups. 
  • Tăng tính cam kết và gắn bó với công ty: ESOP tạo cơ hội để nhân viên trở thành cổ đông của công ty, điều này sẽ khiến cho các nhân sự có xu hướng gắn bó và đặt mục tiêu của mình vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp và nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu chung.  
  • Giảm chi phí: ESOP có thể được sử dụng như một hình thức quy đổi để thanh toán lương, thưởng cho nhân sự chủ chốt. Điều này giúp giảm áp lực tài chính về chi phí nhân sự trong giai đoạn khó khăn của công ty. 
  • Thu hút vốn đầu tư: Các nhà đầu tư thường đánh giá cao các công ty có chương trình ESOP vì nó cho thấy một cam kết đến sự phát triển dài hạn và tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Điều này có thể giúp các công ty Startups thu hút vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn trong thời kỳ khủng hoảng. 

Vậy các công ty nên áp dụng và phát hành ESOP như thế nào để vừa bảo toàn nguồn vốn công ty, vừa tạo ra giá trị và động lực phát triển cho nhân sự? Cùng tham khảo các phương thức triển khai ESOP dưới đây nhé.  

2. Các phương thức triển khai ESOP

  • Áp dụng ESOP như cổ phiếu thưởng: Theo đó công ty sẽ phát hành ESOP cho người lao động tương ứng với thâm niên làm việc, mức độ cống hiến, vị trí cấp bậc đang đảm nhiệm. 
  • Áp dụng ESOP để trả lương/thưởng cho nhân sự cấp cao: Theo đó, một phần lương, phụ cấp trách nhiệm, doanh số sẽ được quy đổi thành ESOP với thời gian hưởng quyền tương ứng theo từng đợt trả lương/thưởng.   
  • Áp dụng ESOP như phần quy đổi từ lợi ích bị cắt giảm: Theo đó, các phần lương, thưởng của nhân sự bị cắt, giảm trong giai đoạn khó khăn này sẽ được quy đổi thành cổ phần ESOP cho người lao động. 
  • Áp dụng ESOP như cổ phần ưu đãi phát hành thêm: Theo đó công ty sẽ chào bán cho người lao động với mức giá ưu đãi hơn với định giá cổ phần trên thực tế. 

KẾT LUẬN 

Như đã phân tích ở trên, ESOP đang là phương án hữu hiệu mà các công ty, đặt biệt là các công ty Startups có thể cân nhắc áp dụng để tạo động lực đóng góp cho nhân sự trong giai đoạn khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có các hướng dẫn cụ thể liên quan đến phát hành ESOP đối với các công ty không phải là công ty đại chúng ngoài Luật Công ty 2020. Do đó, đây vẫn được xem một hoạt động tương đối phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục pháp lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro mà công ty cần lưu ý khi thực hiện. Trong bối cảnh đó, công ty nên cân nhắc và tìm kiếm các đơn vị có kinh nghiệm để có thể được tư vấn cách thức thực hiện cũng như tham vấn, chuẩn bị các phương án, tài liệu phù hợp với công ty.

(1) Trích từ khái niệm Khởi nghiệp – Wikipedia 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.