1| Điều kiện để nhãn hiệu được phép đăng ký
Nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào nhìn thấy được có khả năng phân biệt các hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp[1]. Nhãn hiệu đăng ký có thể biểu thị bằng đồ họa, chẳng hạn như từ, tên, từ viết tắt, chữ cái, số, thiết bị, hình thức ba chiều, kết hợp màu sắc và bất kỳ sự kết hợp nào của các dấu hiệu được đề cập[2].
Dấu hiệu sau đây không được phép đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia[3]:
- Không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Có nội dung trái với đạo đức hoặc những phong tục tập quán tốt đẹp của xã hội;
- Có khả năng gây lừa dối công chúng hoặc giới kinh doanh về nguồn gốc địa lý, bản chất hoặc đặc tính của hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Trùng lặp hoặc bắt chước hoặc tương tự với hình huy hiệu, cờ hoặc biểu tượng, tên hoặc chữ viết tắt hoặc chữ đầu của tên, hoặc dấu hiệu chính thức của bất kỳ quốc gia nào, tổ chức liên chính phủ nào hoặc tổ chức được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, trừ khi được cơ quan chức năng của quốc gia hoặc tổ chức đó cho phép;
- Trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với, hoặc bản dịch của nhãn hiệu hoặc tên thương mại nổi tiếng và đã được đăng ký tại Campuchia;
- Trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn hoặc là bản dịch của nhãn hiệu hoặc tên thương mại nổi tiếng và được đăng ký tại Campuchia đối với hàng hóa hoặc dịch vụ không trùng hoặc tương tự với các sản phẩm hoặc dịch đã đăng ký, với điều kiện là việc sử dụng nhãn hiệu liên quan đến những hàng hóa hoặc dịch vụ đó sẽ chỉ ra mối liên hệ giữa những hàng hóa hoặc dịch vụ đó và chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng rằng lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng bị thiệt hại bởi việc sử dụng;
- Trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác, hoặc nhãn hiệu của người khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan.
2| Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu[4]
- Đơn đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu TM 001);
- 15 mẫu nhãn hiệu kích thước tối đa 8 cm x 8 cm[5];
- Danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu, được liệt kê theo loại đăng ký hoặc các loại Phân loại quốc tế;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể bao gồm thêm các tài liệu sau[6]:
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là một đại lý có địa chỉ tại Campuchia và nộp thay cho chủ đơn);
- Bản sao có chứng thực tài liệu quyền ưu tiên về ngày nộp đơn trong đơn đăng ký nhãn hiệu bởi cơ quan đăng ký trước đó (nếu có);
- Chứng thư thay thế;
- Bản dịch đơn đăng ký trước đó (nếu đơn đăng ký bằng Tiếng Anh);
Lưu ý:
- Đơn đăng ký bằng tiếng Khmer hoặc bằng Tiếng Anh[7];
- Đơn đăng ký nhãn hiệu yêu cầu chủ đơn là chủ thể nước ngoài phải có một đại lý có địa chỉ tại Cambodia để thuận tiện trong nhận thông báo, văn bằng[8]…
- Giấy ủy quyền công chứng ban đầu chỉ định một đại lý địa phương sẽ được nộp khi nộp cho Cục Quyền sở hữu trí tuệ hoặc có thể được nộp trong vòng hai tháng kể từ ngày nộp đơn[9];
- Bản sao có chứng thực tài liệu quyền ưu tiên về ngày nộp đơn có thể được nộp trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký[10];
- Đơn đăng ký nhãn hiệu của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ không được chấp nhận ở Cambodia[11].
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại Indonesia.
3| Trình tự, thủ tục cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu
Thời gian để hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu mất từ 6 tháng đến 9 tháng[12], bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Thương mại[13];
- Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ;
- Hồ sơ sẽ được tiến hành thẩm định về hình thức và nội dung:
- Thẩm định hình thức[14]: kiểm tra thông tin trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo luật chuyên ngành và các quy định có liên quan;
- Thẩm định nội dung[15]: kiểm tra và xác định nhãn hiệu đăng ký về khả năng phân biệt các hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác và các trường hợp dấu hiệu không được đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu.
- Nếu hai hoặc nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự được nộp vào các ngày khác nhau, cơ quan đăng ký có thể từ chối bất kỳ đơn đăng ký nào khi quyền của chủ đơn được xác định bởi chính người đó hoặc được thiết lập theo thỏa thuận, hoặc đã được giải quyết theo thỏa thuận phù hợp với quy định;
- Nếu hai hoặc nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của trên hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự được nộp vào cùng một ngày thì chỉ một chủ đơn được chấp thuận đơn đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở thỏa thuận sau khi tham khảo ý kiến của tất cả các chủ đơn[16];
- Đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung[17]:
- Cơ quan đăng ký gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, chủ đơn tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Nếu đơn đăng ký không được sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn, cơ quan đăng ký thông báo từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: Nếu đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung thì cơ quan đăng ký sẽ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Bộ Thương mại[18]
- Quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu[19]
- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo, nếu phát hiện nhãn hiệu đó không đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu không đầy đủ hoặc bất kỳ lý do chính đáng nào thì có quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu đó;
- Cơ quan đăng ký gửi bản sao của đơn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tới chủ đơn đăng ký;
- Chủ đơn đăng ký sẽ gửi bản ý kiến của mình về yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu đã nhận trong thời gian quy định;
- Cơ quan đăng ký sẽ gửi một bản sao cho người có ý kiến phản đối. Cơ quan đăng ký tiến hành xem xét ý kiến của cac bên để quyết định nhãn hiệu đã đăng ký có hợp pháp không.
Lưu ý: Nếu chủ đơn không gửi bản ý kiến hoặc gửi quá thời hạn thì cơ quan đăng ký xem như chủ đơn đã từ bỏ quyền đăng ký của mình.
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại Lào.
4| Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu[20]
Tổng phí đăng ký một nhãn hiệu trong một loại là 420.000 Riels (tương đương 100 USD), bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn và quá trình kiểm tra chính thức là 160.000 Riels cho một nhãn hiệu trong một loại;
- Phí đăng ký và phí công bố đơn là Riels KHR cho một nhãn hiệu trong một loại.
(Phí đăng ký và công bố sẽ được thanh toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày Thông báo chấp nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ ban hành.)
5| Hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu[21]
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn (hoặc từ ngày ưu tiên, nếu có).
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn hiệu lực nhiều lần, mỗi lần 10 năm và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Đơn xin gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu có thể được nộp muộn trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực và chủ sở hữu phải nộp lệ phí nộp muộn.
Lưu ý:
- Sau năm (05) năm, chủ đơn phải nộp Bản khai báo sử dụng hoặc không sử dụng nhãn hiệu (theo mẫu được ban hành bởi Bộ Thương mại) để duy trì hoặc gia hạn đăng ký trong vòng một (01) năm;
- Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc đại lý hợp pháp của họ không nộp Bản khai báo sử dụng hoặc không sử dụng nhãn hiệu đó theo quy định thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không còn hiệu lực[22].
[1] Điều 2 Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[2] Tham khảo tại: https://www.cambodiaip.gov.kh/templatetwo.aspx?parentid=257&menuid=307&childmastermenuid=257&lang=en
[3] Điều 4 Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[4] Điều 5 Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[5] Tham khảo tại: https://www.jetro.go.jp/ext_images/world/asia/kh/ip/pdf/how_to_register_trademark_in_cambodia.pdf
[6] Tham khảo tại: https://www.cambodiaip.gov.kh/TemplateTwo.aspx?parentId=257&menuid=307&childMasterMenuId=257&lang=en
[7] Điều 4 Sub-Decree on the Implementation of the Law Concerning Mark, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2006
[8] Điều 58 Sub-Decree on the Implementation of the Law Concerning Mark, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2006
[9] Điều 7 Sub-Decree on the Implementation of the Law Concerning Mark, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2006
[10] Điều 13 (3) Sub-Decree on the Implementation of the Law Concerning Mark, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia
[11] https://www.country-index.com/country_surveys.aspx?ID=171&AspxAutoDetectCookieSupport=1
[12] Annex to Joint Prakas 1217 MoEF Br.K dated 27 November 2017 on Provision of Public Service of the Ministry of Commerce (tham khảo tại https://www.gmac-cambodia.org/regulation_pdf_en/1515659385.pdf)
[13] Điều 5 (a) Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[14] Điều 8 (a) Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[15] Điều 8 (b) Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[16] Điều 9 Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[17] Điều 10 (b) Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[18] Điều 10 (a) Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[19] Điều 10 (c), (d), (e) Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[20] https://www.country-index.com/country_surveys.aspx?ID=171&AspxAutoDetectCookieSupport=1
[21] Điều 12 Law Concerning Marks, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2002
[22] Điều 21 Sub-Decree on the Implementation of the Law Concerning Mark, Trade Names and Acts of Unfair Competition of the Kingdom of Cambodia 2006