Làm thế nào để bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm âm nhạc trên môi trường kĩ thuật số

Trong thời đại 4.0, mạng xã hội dần trở thành một không gian ảo kết nối mọi người lại với nhau, điển hình như Facebook, Instagram, Youtube, Titkok,v.v. Trong đó, Tiktok là một ứng dụng không thể nào bỏ qua dành cho giới trẻ, đây là một sân chơi lành mạnh để người dùng có thể thoả sức sáng tạo với những đoạn video ngắn, nhưng chúng cũng là khởi nguồn cho những hành vi vi phạm bản quyền. Vấn đề được đặt ra là “Làm thế nào để người dùng có thể bảo vệ được quyền tác giả của của mình trên môi trường kĩ thuật số”, bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

1. Cơ chế bảo vệ quyền tác giả trên Tiktok

Người dùng khi sáng tạo một đoạn nhạc, một bài hát và thực hiện đăng tải chúng dưới dạng video lên Tik Tok, khi ấy, bài hát hoặc đoạn nhạc khi lần đầu được đăng tải sẽ được Tiktok đánh dấu là một “Âm thanh gốc”. Những tác phẩm này gốc này sẽ được Titkok lưu trữ trên thư việc âm thanh. Khi những người dùng khác muốn sử dụng bài hát hoặc đoạn âm thanh này, sẽ phải gắn đường link source của âm thanh gốc vào chính video của họ. Một đoạn nhạc ngắn, một âm thanh gốc, một bài hát được xác định là một tác phẩm âm nhạc[1] theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP. Tác phẩm sẽ được bảo hộ tự động khi được định hình dưới một hình thức, bao gồm là đăng tải lên mạng xã hội, mà không cần phải thực hiện đăng ký quyền tác giả.[2]

Vấn nạn xâm phạm bản quyền tại Việt Nam luôn là một vấn đề nhức nhối, chúng sẽ lại càng phức tạp hơn trong môi trường kĩ thuật số phát triển. Hiện nay, Tik Tok có chức năng rà soát bản quyền của một bài hát nhằm phát hiện có một video có hành vi vi phạm bản quyền và tiến hành xoá âm thanh hoặc toàn bộ đoạn video ấy. Dù rằng chính sách của Tik Tok sẽ thực hiện bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được người dùng đăng tải, thế nhưng trên thực tế, các hành vi vi phạm vẫn thường xuyên xảy ra và việc bảo hộ chỉ là tương đối. Trên thực tế, Tik Tok không có những biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đây cũng là một trong những vi phạm của Tik Tok[3]. Chính vì thế, các thủ thuật né tránh “cảnh cáo vi phạm bản quyền” vẫn thường xuyên xảy ra và không có sự kiểm soát chặt chẽ từ chính Tik Tok.

Với tỉ lệ vi phạm ngày càng gia tăng, Tik Tok hàng ngày phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến xâm phạm bản quyền. Việc vi phạm bản quyền đã dẫn đến hàng loạt video bị thông báo gỡ bỏ theo Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ thuật số (DMCA – Digital Millennium Copyright Act).

2. Quy trình “Thông báo và Gỡ bỏ” theo pháp luật Việt Nam

Trên cơ sở pháp lý, các nhà cung cấp dịch vụ online được hưởng cơ chế Safe Habor hay còn được gọi là “Bến an toàn”, đây là một cơ chế miễn trách nhiệm pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ online (“Online Service Provider” – OSP). Cơ chế này lần đầu xuất hiện tại Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ thuật số (DMCA), được chính thức ban hành vào năm 1998 với mục đích chính là bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường internet. Đây là một cơ chế miễn trách nhiệm có điều kiện đối với các nhà cung cấp dịch vụ online, bao gồm cả Tik Tok, đối với những hành vi vi phạm bản quyền của người dùng trên môi trường Internet. Điều 198b Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã nội luật hoá Điều 12.55 EVFTA[4] về cơ chế miễn trách nhiệm trên. Theo đó, để được miễn trách nhiệm pháp lý khi đảm bảo được hai điều kiện:

(i) Không biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả

(ii) Có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả

Căn cứ theo khoản 5 Điều 198b Luật SHTT sửa đổi bổ sung 2022, Tik Tok đã thực hiện quy trình “Thông báo và Gỡ bỏ” được quy định tại Điều 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP. Tik Tok phải có những hành động cần thiết để lập tức ngăn chặn các nội dung thông tin số xâm phạm quyền tác giả khi có yêu cầu từ phía chủ thể quyền như sau:

Bước 1: Chủ thể quyền tác giả hay còn được gọi là “bên yêu cầu” gửi đơn yêu cầu đến Tik Tok báo cáo về hành vi vi phạm bản quyền kèm theo là chứng cứ chứng minh bao gồm:

  • Thông tin của bên yêu cầu hoặc bên bị yêu cầu.
  • Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền bao gồm: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc bản trích lục Sổ đăng ký về quyền tác giả. Trong trường hợp vẫn chưa đăng ký quyền tác giả, chủ thể quyền có thể cung cấp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm có nêu tên chủ thể quyền được quy định tại Điều 198a Luật SHTT 2005 hoặc các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra tác phẩm và các tài liệu liên quan.
  • Văn bản được ký số của bên yêu cầu hoặc bên bị yêu cầu cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý với yêu cầu gỡ bỏ, ngăn chặn hoặc phản đối của mình, kể cả trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các bên liên quan nếu có thiệt hại xảy ra
  • Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả.
  • Bên yêu cầu phải cung cấp thông tin về vị trí, đường link dẫn đến nội dung thông tin số xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và mô tả nội dung xâm phạm. Bên bị yêu cầu phải cung cấp thông tin về vị trí, đường link dẫn đến nội dung thông tin số đang bị tạm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn.
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp bên yêu cầu hoặc bên bị yêu cầu là bên được ủy quyền.

Bước 2: Tik Tok sẽ tiến hành xem xét chứng cứ, tạm gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập đến nội dung bị tố:

  • Trong vòng 72 giờ đối với các nội dung số được yêu cầu gỡ bỏ.
  • Trong vòng 24 giờ đối với nội dung thông tin số được phát sóng trực tiếp theo thời gian thực.

Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập, trong trường hợp Tik Tok nhận được thông báo yêu cầu phản đối việc tạm gỡ bỏ hoặc chặn truy cập và kèm theo tài liệu chứng minh, Tik Tok sẽ thực hiện phục hồi lại nội dung thông tin số đã bị gỡ bỏ hoặc ngăn chặn đồng thời chuyển tiếp cho bên yêu cầu văn bản yêu cầu phản đối kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh do bên bị yêu cầu cung cấp.

3. Các biện pháp người dùng cần làm để có thể bảo vệ tác quyền của mình

Hiện nay, các biện pháp bảo vệ bản quyền trên Tik Tok chỉ là tương đối, mỗi người dùng nên chủ động bảo vệ bản quyền của mình trước vấn nạn xâm phạm bản quyền ngày càng gia tăng trên môi trường kĩ thuật số như hiện nay. Apolat Legal khuyến khích người dùng nên thực hiện việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm gốc của mình trước khi đăng tải tác phẩm lên các nền tảng trang mạng xã hội. Tác giả có thể tham khảo thêm bài viết liên quan đến đăng ký quyền tác giả hoặc liên hệ trực tiếp với Apolat để được tư vấn cụ thể về các thông tin, quy trình đăng ký quyền tác giả.

Trong trường hợp người dùng không thể hoặc không thực hiện việc đăng ký bản quyền, lưu giữ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu đối tác phẩm gốc. Khi đăng tải một video lên Tik Tok, hãy chụp màn hình thời gian đăng tải video và các chứng cứ liên quan chứng cứ liên quan. Vì đây sẽ là những chứng cứ quan trọng khi bạn báo cáo vi phạm lên Tik Tok.

Hy vọng bài viết trên cung cấp được những thông tin cần thiết liên quan đến quyền tác giả trên môi trường kĩ thuật số. Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ Apolat Legal để được tư vấn thêm.

[1] Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

[2] Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”

[3] Vào ngày 6/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố những sai phạm của Tik Tok. Xem thêm tại: Hùng Anh, Bộ Thông tin và Truyền thông: Những vi phạm của TikTok tại Việt Nam, Báo Nhân dân, https://nhandan.vn/bo-thong-tin-va-truyen-thong-nhung-noi-dung-vi-pham-cua-tiktok-tai-viet-nam-post746537.html.

[4] Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam.

 

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn



    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.