
1. Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, một hoặc một số doanh nghiệp, công ty có thể được sáp nhập vào một doanh nghiệp, công ty khác, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh của công ty bị sáp nhập.

2. Lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp không chỉ là hình thức gộp nhiều doanh nghiệp lại với nhau, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cả những công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập, có thể kể đến như sau:
Đối với công ty nhận sáp nhập:
- Được hưởng lợi nhuận từ nguồn vốn, nhân công lao động và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Giảm thiểu đáng kể chi phí nhân công và sản xuất.
- Việc sáp nhập nhiều doanh nghiệp lại với nhau sẽ tạo nên một doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng rãi. Trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện tại thì việc sáp nhập sẽ giúp mở rộng mạng lưới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và có được nhiều cơ hội kinh doanh.
Đối với công ty bị sáp nhập:
- Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ hạn chế được rủi ro và những thiệt hại không mong muốn.
- Góp phần mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh chiến lược và quy mô hoạt động.
- Tăng vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2005, chỉ các doanh nghiệp cùng loại hình mới được tiến hành sáp nhập. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã thay thế cho điều luật cũ, cụ thể việc sáp nhập công ty không còn giới hạn giữa những doanh nghiệp cùng loại hình.
Trong trường hợp công ty nhận sáp nhập có thị phần chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty cần phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi sáp nhập.
Trong trường hợp công ty nhận sáp nhập có thị phần chiếm trên 50% trên thị trường có liên quan sẽ bị cấm sáp nhập, từ các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh năm 2018. Bao gồm: Một trong các công ty bị sáp nhập đang đứng trước nguy cơ giải thể hoặc phá sản, việc sáp nhập doanh nghiệp có tác dụng mở rộng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy mạnh công nghệ và kỹ thuật.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp
Trước hết, các doanh nghiệp có liên quan đến việc sáp nhập sẽ chuẩn bị hợp đồng và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập sẽ bao gồm các nội dung như sau:
- Tên và địa chỉ trụ sở giao dịch chính của công ty nhận sáp nhập cũng như công ty bị sáp nhập.
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp và điều kiện.
- Phương án sử dụng lao động
- Cách thức, quy trình, thời gian và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập.
- Thời hạn tiến hành sáp nhập doanh nghiệp.
Sau đó, các thành viên, nhà đầu tư, các cổ đông của những bên liên quan sẽ thông qua hợp động và Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ, đồng thời thông báo cho nhân viên, người lao động trong thời gian 15 ngày kể từ khi hợp động được thông qua.
Các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ thực hiện thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế.
Dưới đây là hồ sơ tổng quát cần chuẩn bị:
- Biên bản cuộc họp và Quyết định của nhà đầu tư doanh nghiệp/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng và Điều lệ công ty của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Công văn xin xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế.
- Bản sao hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp
5. Dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp uy tín tại Apolat Legal
Nếu bạn không có đủ thời gian để tìm hiểu, hoặc chưa hiểu rõ về quy trình, thủ tục sáp nhập công ty thì có thể tìm đến dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp uy tín tại Apolat Legal. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Apolat Legal luôn cố gắng mang đến cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo:
- Lắng nghe và nắm bắt được đầy đủ thông tin khách hàng cung cấp, từ đó tiến hành tư vấn chuyên sâu, giải đáp thắc mắc, vấn đề của khách hàng.
- Khảo sát thực tế để tạo sự thuận lợi cho quy trình làm việc.
- Ký kết hợp đồng, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trong vòng 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ yêu cầu.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc cho khách hàng sau khi đã hoàn tất thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin cần biết về quy trình, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thủ tục này, tránh mắc phải những sai lầm và rủi ro không đáng có. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn và giải đáp thắc mắc đầy đủ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.