Một số điểm mới của Nghị Định 81/2020/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp

1| Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã

Vào ngày 15/07/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2020. Nghị định có các quy định nổi bật mà các tổ chức, cá nhân nên chú ý, như sau:

Mức phạt và biện pháp khắc phục Hành vi vi phạm
Mức phạt

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 

Biện pháp khắc phục

Không có quy định

 

–     Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không chính xác gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

–     Không thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Mức phạt

Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

 

Biện pháp khắc phục

Không có quy định

 

Không cung cấp đầy đủ, kịp thời hoặc cung cấp không chính xác tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản cho các bên liên quan và cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 

Biện pháp khắc phục

Không có quy định

 

Khi người nộp đơn không khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mức phạt

Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

 

Biện pháp khắc phục

Không có quy định

 

Khi người nộp đơn có hành vi gian dối gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mức phạt

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 

Biện pháp khắc phục

Không có quy định

 

Khi doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các cá nhân liên quan không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản.

Mức phạt

Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

 

Biện pháp khắc phục

Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định của pháp luật.

 

Đối với ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà vẫn thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự.

Mức phạt

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định 

 

Biện pháp khắc phục

Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định của pháp luật.

–     Ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vay của ngân hàng, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự.

–     Ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản mà thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không có sự đồng ý của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

 

2| Một số điểm mới của Nghị Định 81/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành để xác định nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thỏa điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

Nghị định 81/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 7 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4 tháng 12 năm 2018 về trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2020, có một vài điểm đáng chú ý, bao gồm:

  • Áp dụng quy định về giao dịch trái phiếu cho trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước còn đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế sẽ được thực hiện theo quy định về giao dịch tại thị trường phát hành.
  • Có sự thay đổi trong việc quy định về điều kiện phát hành trái phiếu khi:
    • Quy định yêu cầu doanh nghiệp không phải là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, nếu muốn phát hành trái phiếu phải ký hợp đồng tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu.
    • Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin trước đợt phát hành cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán.
    • Yêu cầu các doanh nghiệp mà không phải là tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu phải hoàn thành mỗi đợt phát hành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin phát hành và mỗi đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng.

Tải Cập nhật pháp lý tại đây.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.