Khung pháp lý cho hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp sáng tạo mới nổi của khu vực. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quy định mới nhằm tạo động lực cho sự phát triển của làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam. Cùng với việc Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu có hiệu lực năm 2018, vào cùng năm, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP về đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nghị định đưa ra các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Khung pháp lý cho các quỹ đầu tư mạo hiểm theo Nghị định 38 đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và mở ra các kênh vốn hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu tại Việt Nam.

Theo Nghị định 38, quỹ đầu tư mạo hiểm (hay Quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo theo cách gọi của Nghị định 38) là quỹ được hình thành từ các khoản đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Quỹ được thành lập bằng các khoản đầu tư từ không quá 30 nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể đóng góp vào quỹ đầu tư mạo hiểm bằng tiền mặt Việt Nam đồng, vàng, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể được định giá bằng tiền. Nhà đầu tư không được sử dụng tiền vay để góp vốn vào quỹ đầu tư mạo hiểm. Đặc biệt, Nghị định yêu cầu tổng vốn đầu tư vào một doanh nghiệp khởi nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khởi nghiệp đó sau khi nhận đầu tư.

Một vấn đề khác được nhiều nhà đầu tư quan tâm là khả năng để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Về vấn đề này, Nghị định 38 không có bất kỳ quy định cụ thể nào. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn phải tuân thủ các quy định (và hạn chế) tương tự về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư, chẳng hạn như những hạn chế theo Cam kết WTO của Việt Nam liên quan đến ngành, nghề kinh doanh không mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc các ngành nghề có điều kiện. Vì thiếu vắng các quy định rõ ràng, câu hỏi đặt ra là, đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào quỹ đầu tư mạo hiểm, các thủ tục cấp phép đầu tư và quy định quản lý ngoại hối hiện hành có được áp dụng hay không?

Các nhà đầu tư của quỹ đầu tư mạo hiểm có thể thành lập hoặc thuê một công ty để chịu trách nhiệm quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm. Công ty quản lý quỹ làm thủ tục thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm và đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh về quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm theo quy định về đăng ký công ty khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm.

Để bảo vệ các nhà đầu tư mạo hiểm, Nghị định 38 yêu cầu tất cả các nhà đầu tư mạo hiểm phải ký một thỏa thuận kiểm soát việc quản lý quỹ. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty quản lý quỹ phải nộp báo cáo cho Ban đại diện quỹ / Giám đốc quỹ định kỳ mỗi ba tháng. Bên cạnh đó, điều lệ của quỹ đầu tư mạo hiểm phải nêu rõ rằng mục đích của quỹ là tham gia vào hoạt động đầu tư có rủi ro cao. Để kiểm soát giao dịch giữa các bên liên quan, cần có sự chấp thuận của nhà đầu tư trong các giao dịch giữa quỹ đầu tư mạo hiểm và công ty khởi nghiệp mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đó là người có liên quan với nhà đầu tư góp vốn từ 35% tổng vốn góp của quỹ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ.

Xu hướng pháp lý hiện nay cho thấy chính phủ đang cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù một số lĩnh vực đang nóng hiện nay như fintech, thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao sẽ cần có các quy định pháp luật cụ thể khác để phát triển nhanh chóng, sự ra đời của khung pháp lý cho hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ là bước đầu quan trọng để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam.


Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.