Hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung 6 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Cụ thể, dự thảo đề xuất sửa đổi các Nghị định sau:

  • Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

+ Bổ sung quy định đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất;

+ Bổ sung quy định các tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác.

  • Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP: Bổ sung các quy định cụ thể về các phương pháp định giá đất: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập,…
  • Sửa đổi Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, cụ thể bổ sung doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai vào nhóm doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội.
  • Sửa đổi Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Sửa đổi quy định về thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
  • Sửa đổi Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
  • Sửa đổi Nghị định 148/2020/NĐ-CP.

2. Hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand ký vào ngày 15/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Quy định về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.

Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2022.

3. Đơn giản hóa thủ tục liên quan hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Trên cơ sở đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải, dự thảo Nghị định được xây dựng gồm 6 Điều, sửa đổi bổ sung 5 Nghị định quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải gồm:

  • Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016;
  • Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017;
  • Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017;
  • Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017;
  • Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017.

Cụ thể, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi 16 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải quy định tại 5 Nghị định.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị định tại đây.

Tải Bản tin pháp lý tại đây.

Send Contact
Call Us
Zalo
This site is registered on wpml.org as a development site.