Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo quy định

Hiện nay một số doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trong tài thương mại thay vì khởi kiện tại tòa. Vậy đặc điểm của phương thức này là gì? Có bao nhiêu hình thức? Các điều kiện cùng với ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ra sao? Cùng Apolat Legal tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

1. Trọng tài thương mại là gì?

Theo quy định bởi Luật Trọng tài thương mại 2010 định nghĩa: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”

Trọng tài thương mại là một trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp, được sử dụng trong các tranh chấp thương mại giữa các bên bao gồm: thương lượng – hòa giải – trọng tài – tòa án. Đây là phương thức giải quyết linh hoạt, nhanh chóng, không công khai và xét xử một lần.

2. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Trọng tài chỉ được giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại kết hợp hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết.
  • Chủ thể giải quyết tranh chấp là Hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng với nhiều trọng tài viên.
  • Trọng tài đảm bảo tính bí mật cho quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Phán quyết của trọng tài là chung thẩm.

3. Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp trọng tài

Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, hội đồng trọng tài phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng thỏa thuận của các bên, miễn là thỏa thuận đó không vi phạm quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho các bên tranh chấp, và tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Độc lập, vô tư, khách quan và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Phán quyết trọng tài được xem là chung thẩm.
  • Thực hiện giải quyết tranh chấp một cách không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

4. Các hình thức trọng tài thương mại?

Trọng tài thương mại có hai hình thức đó là trọng tài thương mại vụ việc và trọng tài thương mại quy chế.

Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Có hai hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

4.1. Trọng tài thương mại vụ việc

  • Trọng tài vụ việc là một hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật và các bên thỏa thuận về trình tự, thủ tục.
  • Sau khi giải quyết tranh chấp, trọng tài vụ việc sẽ tự động giải tán.
  • Hoạt động của trọng tài vụ việc không có trụ sở, danh sách trọng tài viên riêng hay quy tắc tố tụng riêng.
  • Các bên đương sự có quyền lựa chọn trọng tài viên của mình từ bất kỳ nguồn nào, không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài nào.
  • Trọng tài vụ việc có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các bên tranh chấp.
  • Các bên tranh chấp có quyền xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp một cách rộng rãi. Trong khi đó, ở hình thức trọng tài quy chế, các bên chủ yếu phải tuân theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài mà họ đã chọn.

4.2 Trọng tài thương mại quy chế

  • Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, độc lập với các cơ quan nhà nước.
  • Tổ chức và quản lý tại các trung tâm trọng tài đơn giản và hiệu quả.
  • Các trung tâm trọng tài được pháp luật công nhận và có tư cách pháp nhân.
  • Các trọng tài viên của trung tâm trọng tài thực hiện hoạt động tố tụng và giải quyết tranh chấp theo quy định.
  • Các trung tâm trọng tài hoạt động dựa trên nguyên tắc tố tụng và có điều lệ riêng.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại

  • Tranh chấp phát sinh từ thương mại giữa các bên.
  • Tranh chấp phát sinh trong đó có ít nhất 1 bên liên quan đến thương mại.
  • Các tranh chấp khác mà pháp luật quy định cho phép giải quyết bằng trọng tài.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

6. Điều kiện giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại

  • Thỏa thuận trọng tài được lập linh hoạt trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trong trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là tổ chức, thoả thuận vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, chỉ ngoại lệ nếu các bên đã có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp một bên tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận vẫn có hiệu lực đối với người đại diện pháp luật hay người thừa kế.

7. Hình thức thỏa thuận trọng tài

  • Thoả thuận trọng tài là việc các bên đồng ý giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể xảy ra hoặc đã xảy ra.
  • Có hai hình thức để xác lập thoả thuận trọng tài: dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
  • Thoả thuận trọng tài phải được viết thành văn bản. Ngoài việc xác lập trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, thoả thuận trọng tài cũng có thể được xác lập qua các phương tiện trao đổi thông tin như:
    • Telegram, fax, telex, thư điện tử.
    • Thông qua luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.
    • Thông qua việc dẫn chiếu đến một văn bản khác hay qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ.

8. Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Ưu điểm:

  • Thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn so với tố tụng tòa án trong lĩnh vực dân sự.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, giúp hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
  • Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp để đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp.
  • Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai, giúp các bên trong tranh chấp đảm bảo được uy tín của các bên trên thương trường.
  • Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, phù hợp với các tranh chấp liên quan đến nước ngoài.
  • Được chọn trọng tài có kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp.
  • Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành, có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án để được cưỡng chế.

Nhược điểm:

  • Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thái độ và thiện chí của các bên.
  • Phán quyết của trọng tài không cưỡng chế cao và phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên.
  • Trọng tài gặp khó khăn trong giải quyết tranh chấp phức tạp và thiếu thông tin cá nhân nếu bên đó không hợp tác.
  • Doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
  • Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên yêu cầu tòa án xem xét lại.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có ưu điểm và nhược điểm gì?
Giải quyết tranh chấp nhờ trọng tài có ưu và nhược điểm gì?

9. Dịch vụ giải quyết tranh chấp tại Apolat Legal

Dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Apolat Legal có những ưu điểm như sau:

  • Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và chuyên nghiệp.
  • Cung cấp giải pháp phù hợp và tối ưu cho các tranh chấp thương mại.
  • Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Bảo mật thông tin và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi giải quyết tranh chấp.
  • Phí dịch vụ hợp lý và minh bạch

Trong khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, việc lựa chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đúng là vô cùng quan trọng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm cùng quy trình giải quyết tranh chấp linh hoạt và tiết kiệm chi phí, Apolat Legal là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết tranh chấp thương mại của bạn.

Liên hệ với Apolat Legal để được tư vấn miễn phí!

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Giải quyết tranh chấp. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo