
1. Di chúc miệng là gì?
Di chúc miệng (di ngôn) là hình thức thể hiện ý nguyện bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển nhượng tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc qua đời. Thường thì di chúc miệng chỉ được áp dụng khi không thể lập di chúc bằng văn bản, tức là trong tình huống mà tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa và không thể thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản. Trong trường hợp như vậy, di chúc miệng có thể được thiết lập thông qua việc lập di chúc bằng lời nói.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc miệng như sau:
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Ví dụ: Khi một người đang trong tình trạng hấp hối hoặc bị đột quỵ một cách bất ngờ và trong hoàn cảnh đó họ cảm thấy không thể qua khỏi, những lời cuối cùng mà họ nói về việc chuyển giao tài sản cho những người còn sống có thể được xem như việc thiết lập di chúc bằng miệng.

2. Để di chúc miệng hợp pháp cần thỏa mãn điều kiện gì?
Theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc miệng hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện cụ thể sau đây:
- Người lập di chúc miệng phải thể hiện mong muốn cuối cùng của mình trước ít nhất 2 người làm chứng
- Người làm chứng phải ghi chép lại ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện mong muốn cuối cùng của mình, đồng thời điểm chỉ hoặc ký tên
- Trong 5 ngày làm việc từ khi người lập di chúc miệng thể hiện mong muốn cuối cùng của mình, di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký (hoặc điểm chỉ) của người làm chứng
Như vậy để di chúc miệng hợp pháp phải đáp ứng đủ 3 điều kiện trên.
Bên cạnh đó di chúc miệng là căn cứ xác định quan hệ dân sự có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thừa kế tài sản. Do đó, cả người lập di chúc và người làm chứng bắt buộc đáp ứng những điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
3. Điều kiện đối với người lập di chúc là gì?
Cá nhân được quyền lập di chúc miệng trong những tình huống bị cái chế đe dọa, tai nạn khẩn cấp, nguy kịch,… Tuy nhiên theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, và Khoản 4 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện về năng lực lập di chúc, cụ thể:
- Tinh thần minh mẫn và sáng suốt khi lập di chúc miệng
- Nội dung của toàn bộ di chúc không trái đạo đức, không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Hình thức của di chúc không trái quy định của luật pháp hiện hành
- Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc phải được chuyển thành văn bản và được cha mẹ (hoặc người giám hộ) đồng ý về mong muốn lập di chúc
- Di chúc của người không biết chữ hoặc người bị hạn chế về mặt thể chất phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng thực, công chứng rõ ràng
4. Điều kiện đối với người làm chứng là gì?
Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, người làm chứng với di chúc miệng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5. Di chúc miệng hợp pháp vẫn có thể bị hủy bỏ?
Nếu đáp ứng các điều kiện trên thì di chúc miệng được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, một đặc điểm cần lưu ý đối với di chúc miệng mà người lập di chúc cần lưu ý:
Theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sau 3 tháng kể từ khi lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống và minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ.
Di chúc miệng cũng sẽ bị hủy bỏ khi người làm chứng của người lập di chúc không thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, kể cả khi người lập di chúc miệng đáp ứng đủ điều kiện.Ngoài ra, nội dung của bản di chúc này và người lập di chúc miệng nếu không đáp ứng những điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc cũng sẽ bị hủy bỏ.
Như vậy trong trường hợp di chúc miệng bị hủy bỏ như đã nêu trên, để thể hiện ý nguyện của mình về việc phân chia tài sản sau khi qua đời, cá nhân cần phải thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản.

6. Di chúc miệng không có giá trị pháp lý phân chia tài sản thừa kế thì làm sao?
Tại Điểm b, Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Nếu di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Những người có quyền thừa kế sẽ tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản
- Cách 2: Yêu cầu Tòa án tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật
Trên đây là những thông tin về di chúc miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế cuộc sống trong những trường hợp cần thiết. Việc am hiểu về di chúc, đặc biệt là di chúc bằng miệng sẽ giúp bạn biết cách xử lý trong những tình huống liên quan đến di chúc.
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Giải quyết tranh chấp và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.