Hiện nay hoạt động bán lẻ ngày càng phát triển, nhất là trong giai đoạn Đại dịch Covid 19. Hàng loạt các chuỗi cung ứng bán lẻ hàng hóa, các công ty bán lẻ mọc lên khá nhiều, nhằm mục đích phục hồi kinh tế và thích nghi với giai đoạn dịch bệnh này.
Hoạt động bán lẻ đối với các doanh nghiệp trong nước khá đơn giản, thủ tục để đưa công ty đi vào hoạt động rất nhanh chóng. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động bán lẻ lại có những ràng buộc và hạn chế nhất định.
Bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư dự kiến chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực bán lẻ có cái nhìn tổng quan và kiến thức cơ bản trước khi quyết định đầu tư.
Hiện nay có 2 hình thức bán lẻ mà các doanh nghiệp đang thực hiện:
- Hình thức 1: Bán lẻ trực tuyến qua website, facebook, các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shoppee…: người tiêu dùng sẽ lên các trang bán hàng trực tuyến để tìm kiếm sản phẩm phù hợp, đặt hàng, thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán sau khi nhận sản phẩm. Sau đó Công ty sẽ giao hàng đến địa chỉ người tiêu dùng.
- Hình thức 2: Bán lẻ trực tiếp tại cửa hàng: người tiêu dùng có thể đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn sản phẩm và mua hàng.
Hình thức bán lẻ số 1 đang được khá đông các doanh nghiệp áp dụng để tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, vận hành và quản lý cửa hàng. Việc kinh doanh trực tuyến cũng khá thích hợp và được người tiêu dùng ưa chuộng vì để tiết kiệm thời gian trong việc di chuyển, hạn chế tiếp xúc và ngăn ngừa dịch bệnh trong giai đoạn Đại Dịch này.
Để Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (“Công ty”) hoạt động trong lĩnh vực này, Công ty cần phải xin các giấy phép sau tại Sở Công Thương tại tỉnh/ thành phố nơi Công ty đặt trụ sở:
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tại từng cửa hàng bán lẻ của Công ty.
Một số ví dụ cụ thể:
STT |
Hoạt động | Giấy phép yêu cầu |
1. |
Chỉ bán lẻ hàng hóa thông qua hình thức 1 | Giấy phép kinh doanh |
2. |
Bán hàng như hình thức 1 và hình thức 2 | Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ |
3. |
Mở cửa hàng trưng bày sản phẩm và bán hàng như hình thức số 1 | Giấy phép kinh doanh |
4. |
Mở cửa hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng tại cửa hàng như hình thức 2 và kết hợp bán hàng như hình thức 1 | Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ |
- Điều kiện để được cấp Giấy Phép Kinh Doanh:
-
- Nhà đầu tư nước ngoài là thành viên của các Điều ước quốc tế có cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực mua bán hàng hóa;
-
- Có kế hoạch phân bổ tài chính phù hợp cho hoạt động bán lẻ hàng hóa, cụ thể Nhà đầu tư cần dự trù các chi phí như: chi phí thuê văn phòng, chi phí nhân sự, chi phí marketing, chi phí mua hàng hóa, chi phí khác … phù hợp với nguồn vốn hiện tại của Công ty;
-
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi xin giấy phép kinh doanh phải có xác nhận không nợ thuế quá hạn nếu Công ty đã được thành lập trên 1 năm trở lên. Điều này cho thấy rằng, việc công ty hoạt động chưa hoàn thành các nghĩa vụ với cơ quan thuế, Công ty cũng không được chấp thuận cấp Giấy Phép Kinh Doanh.
Bên cạnh đó, các mặt hàng kinh doanh gồm: gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí, Sở Công Thương chỉ xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó. Đồng thời, các Công ty cần xem xét các mặt hàng kinh doanh bán lẻ có thuộc danh mục cấm, hạn chế kinh doanh hay không để tránh trường hợp bị từ chối khi xin cấp giấy phép.
Thời gian xin giấy phép kinh doanh: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ.
- Điều kiện để được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
Đối tượng | Trường hợp CÓ kiểm tra nhu cầu kinh tế | Trường hợp KHÔNG kiểm tra nhu cầu kinh tế |
Cơ sở bán lẻ thứ nhất |
|
|
Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, đáp ứng 1 trong các điều kiện:
|
|
|
Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, đáp ứng điều kiện:
|
Đáp ứng các điều kiện đối với cơ sở không kiểm tra nhu cầu kinh tế và các điều kiện sau:
|
- Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.
- Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.
- Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá các tiêu chí nêu trên phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó.
Đối với việc lập cơ sở bán lẻ bao gồm kiểm tra nhu cầu kinh tế hay không kiểm tra nhu cầu kinh tế, Sở Công Thương đều phải hỏi ý kiến của Bộ Công Thương trước khi cấp phép.
- Thời gian xin cấp phép lập cơ sở bán lẻ:
-
- Đối với cơ sở bán lẻ có kiểm tra nhu cầu kinh tế: 58 ngày làm việc.
-
- Đối với cơ sở bán lẻ không kiểm tra nhu cầu kinh tế: 20 ngày làm việc.
Trên đây là những điều kiện, tiêu chí cơ bản để Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan đối với hoạt động bán lẻ. Việc bán lẻ có thể là hoạt động phổ biến và phát triển tại thị trường Việt Nam, nhưng để nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động, cần trải qua 1 quá trình xin phép từ phía cơ quan nhà nước. Đây cũng chính là 1 rào cản để hạn chế cạnh tranh giữa các công ty có vốn nước ngoài và công ty Việt Nam