Chữ Ký Điện Tử Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam

Chữ Ký Điện Tử Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam

Đại dịch Covid-19 không chỉ tác động đến nền kinh tế toàn cầu, làm thay đổi phương thức hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp mà còn thay đổi thói quen giao dịch truyền thống., Dưới ảnh hưởng của việc thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển và tạm dừng các chuyến bay thương mại, hình thức làm việc hay giao dịch trực tiếp đã gặp trở ngại lớn. Thay vào đó, trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức làm việc trực tuyến thay thế cho làm việc tại văn phòng và thực hiện giao dịch trực tuyến thông qua chữ ký và hợp đồng điện tử thay cho giao dịch truyền thống. Vậy chữ ký điện tử là gì và có giá trị pháp lý hay không? Trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này. 

1. Chữ ký điện tử:

Nhắc đến khái niệm “chữ ký điện tử” nhiều người thường lầm tưởng đến khái niệm “chữ ký số” và đánh đồng hai khái niệm này là một. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì về bản chất chữ ký điện tử là một khái niệm chung, bao hàm khái niệm chữ ký số. Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Trong khi đó, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: (a) việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; và (b) sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. Hiện nay, chữ ký số (còn được gọi là token) thường chỉ được sử dụng để thực hiện nộp thuế qua mạng, nộp tờ khai hải quan, bảo hiểm xã hội, phát hành hóa đơn hoặc thực hiện giao dịch với ngân hàng mà ít được các bên sử dụng để ký kết hợp đồng. 

Ngoài ra, bên cạnh chữ ký số, chữ ký hình ảnh và chữ ký scan cũng là các dạng của chữ ký điện tử. Đối với chữ ký hình ảnh, loại chữ ký này thường được sử dụng cho các hợp đồng có giá trị nhỏ, lặp đi lặp lại và áp dụng trong trường hợp các bên không ở cùng một địa điểm để có thể ký sống. Khi sử dụng chữ ký hình ảnh, người ký sẽ chèn hình ảnh chữ ký của mình vào ô chữ ký trong hợp đồng điện tử và gửi đi bằng thư điện tử. Đối với chữ ký scan, đây là loại chữ ký được sử dụng phổ biến trong trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng có trợ ngại về khoảng cách địa lý. Để sử dụng chữ ký scan, người ký sẽ thực hiện in hợp đồng điện tử ra giấy và trực tiếp ký sống vào bản giấy của hợp đồng. Sau đó, hợp đồng giấy đã được ký sẽ được chuyển thành dạng điện tử bằng cách chụp lại hoặc quét hình và gửi đi cho các bên còn lại thông qua thư điện tử.  

2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử:

Mặc dù, hiện tại pháp luật Việt Nam đã có quy định điều chỉnh đối với chữ ký điện tử nhưng thực tế những quy định này chỉ áp dụng đối với chữ ký số mà chưa có quy định điều chỉnh đối với trường hợp sử dụng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh. Cụ thể, quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được ghi nhận tại Điều 24 Luật Giao Dịch Điện Tử 2005 và được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Nội dung của cả hai điều này đều chỉ đề cập đến trường hợp của chữ ký số, đặc biệt Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP còn được đặt tên cụ thể là “giá trị pháp lý của chữ ký số”. Theo đó, một chữ ký điện tử được xem là có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Việc chữ ký scan và chữ ký hình ảnh chưa được quy định tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào khiến việc xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng cũng như văn bản được ký kết bằng hai loại chữ ký này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả việc chữ ký scan và chữ ký hình chưa được quy định trong văn bản pháp quy không thể loại trừ giá trị pháp lý của hai loại chữ ký này nếu chữ ký được ký bởi người có thẩm quyền và thể hiện được ý chí của người ký. 

Send Contact
Call Us
Zalo
This site is registered on wpml.org as a development site.