Để bảo vệ quyền lợi và tránh các tranh chấp liên quan, việc đăng ký sở hữu trí tuệ đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với nhiều người. Vậy, vào năm 2023, cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thực hiện như thế nào? Hãy cùng Apolat Legal tìm hiểu trong bài viết sau đây!

- Sở hữu trí tuệ là gì?
- Cơ sở pháp lý, căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ
- Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ
- 3.1. Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp
- 3.2. Đăng ký cục sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và các quyền liên quan
- 3.3. Đăng ký sở hữu trí tuệ với giốngcây trồng
- Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào?
- Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
- Bước 2: Xác định đơn vị tiếp nhận hồ sơ
- Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
- Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
- Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì?
- Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ uy tín tại Apolat Legal
1. Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ là một khái niệm quan trọng đối với các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều loại quyền, như quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Từ những quyền này, các tổ chức và cá nhân có thể kiểm soát và tận dụng những sáng tạo của mình một cách hợp pháp. Đồng thời được bảo vệ trước các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Cơ sở pháp lý, căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ
2.1. Cơ sở pháp lý
Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý đăng ký sở hữu trí tuệ được quy định bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019 và gần đây nhất là năm 2022, và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2.2. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ
Dưới đây là căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ:
Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền này không phân biệt nội dung, phương tiện, ngôn ngữ, chất lượng, hình thức, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan được phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện. Quyền này không gây phương hại đến quyền tác giả.
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệhoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
3. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ

3.1. Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp
- Đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp
- Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích
- Đăng ký chỉ dẫn địa lý
3.2. Đăng ký cục sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và các quyền liên quan
- Đăng ký bản quyền tác giả, hay còn gọi là đăng ký xác lập quyền tác giả, được thực hiện tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam.
- Ngoài ra, tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam, người sáng tạo còn có thể đăng ký xác lập quyền liên quan, bao gồm: (i) Quyền liên quan đến cuộc biểu diễn, (ii) Quyền liên quan đến bản ghi âm và ghi hình, và (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh, chương trình được mã hoá.
3.3. Đăng ký sở hữu trí tuệ với giốngcây trồng
Giống cây trồng được bảo hộ là cây trồng được chọn tạo, phát hiện và phát triển. Cây được liệt kê trong Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Loại giống này phải đáp ứng các tiêu chí như tính mới, tính đồng nhất, tính ổn định, tính khác biệt và có tên phù hợp.
4. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào?

Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Để đăng ký sở hữu trí tuệ được hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký là rất quan trọng.
Ví dụ, logo và thương hiệu sẽ được đăng ký như đối tượng sở hữu công nghiệp, trong khi yếu tố kỹ thuật mới về “giải pháp tiết kiệm điện” sẽ thuộc đối tượng đăng ký sáng chế. Việc phân loại đúng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp bảo vệ tối đa quyền lợi cho sản phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bước 2: Xác định đơn vị tiếp nhận hồ sơ
Hiện nay, để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các đối tượng bảo hộ, ta cần thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan tương ứng như sau:
- Đối với sở hữu công nghiệp: Cục Sở hữu trí tuệ.
- Đối với quyền tác giả, quyền liên quan: Cục Bản quyền Tác Giả.
- Đối với giống cây trồng: Cục Trồng Trọt.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các đối tượng bảo hộ cần thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan tương ứng và có nhiều yêu cầu cụ thể cho từng loại đối tượng bảo hộ. Dưới đây là các yêu cầu cơ bản cho các loại đối tượng bảo hộ:
Đối với đối tượng sở hữu công nghiệp:
- Sáng chế: 02 bản tờ khai đăng ký, 02 bản mô tả sáng chế kèm hình vẽ (nếu có), giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Giải pháp hữu ích: 02 bản tờ khai đăng ký, 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Nhãn hiệu: 02 bản tờ khai đăng ký, 06 mẫu nhãn hiệu đính kèm (kích thước 8cm x 8cm), giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Chỉ dẫn địa lý: 02 bản tờ khai đăng ký, giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Kiểu dáng công nghiệp: 02 bản tờ khai đăng ký, 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm bản chụp sản phẩm đăng ký, giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, tài liệu khác liên quan (nếu có).
Đối với quyền tác giả và quyền liên quan tác giả:
Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả, giấy cam đoan của tác giả, quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm, hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3, chứng minh thư nhân dân của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc qu
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Khi đã hoàn tất chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp với từng loại đối tượng đăng ký.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, thời gian thẩm định phụ thuộc vào từng loại sở hữu trí tuệ. Ví dụ nhãn hiệu khoảng 18-24 tháng, kiểu dáng công nghiệp khoảng 14-17 tháng. Cơ quan đăng ký sẽ thông báo tiến độ, thiếu sót hoặc dự định từ chối đăng ký.
Người nộp đơn cần chú ý để tránh đơn đăng ký bị từ chối. Khi quá trình thẩm định hoàn tất, cơ quan đăng ký sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn sẽ tiếp tục các công việc tiếp theo dựa trên thông báo này.
5. Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ phải bao gồm phí nhà nước do cơ quan đăng ký quy định và phí dịch vụ nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. Chi phí sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký và lệ phí đăng ký cho các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ cao nhất.
Ví dụ, chi phí đăng ký nhãn hiệu tối thiểu là 1.360.000 VND, trong khi đăng ký bản quyền cho tác phẩm viết chỉ tối thiểu 100.000 VND. Chi phí chi tiết của từng đối tượng sở hữu trí tuệ có thể liên hệ với công ty để được tư vấn.

6. Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ uy tín tại Apolat Legal
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ uy tín tại Apolat Legal có những ưu điểm nổi bật, kể đến như:
- Kinh nghiệm: Apolat Legal có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- Tư vấn miễn phí: Apolat Legal cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
- Tiết kiệm thời gian: Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Apolat Legal giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức khi đăng ký sở hữu trí tuệ. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết, các chuyên viên tư vấn của Apolat Legal sẽ giúp khách hàng hoàn tất các thủ tục đăng ký.
- Giá cả hợp lý: Apolat Legal cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ với mức giá cả hợp lý và cạnh tranh. Khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ cùng với mức giá phải chăng.
- Tận tâm, chu đáo: Apolat Legal cam kết đem lại dịch vụ tận tâm và chu đáo nhất cho khách hàng. Các chuyên viên tư vấn sẽ đồng hành cùng khách hàng trong quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ, giải đáp mọi thắc mắc và đảm bảo quyền lợi của khách hàng được bảo vệ tối đa.
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi và giá trị của sản phẩm, dịch vụ hoặc tác phẩm sáng tạo của bạn. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp lý và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Apolat Legal cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ chất lượng, uy tín và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!
Thông tin liên hệ
- Address:
- HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
- HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Phone: 0911 357 447
- Email: info@apolatlegal.com
- Website: apolatlegal.com
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến cs@apolatlegal.vn.
Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.