Các lưu ý cho bên mua khi thực hiện thẩm định pháp lý

Về bản chất, thẩm định nói chung và thẩm định pháp lý nói riêng là việc bên mua xem xét mọi yếu tố mang lại giá trị cho công ty mục tiêu, các rủi ro có thể gặp phải để đánh giá mối tương quan giữa giá trị đầu tư và lợi ích có thể thu lại được. Đối với bên mua, thẩm định pháp lý là cơ hội rất quan trọng để có được sự hiểu biết thực sự về công ty mục tiêu.

Tại sao bên mua cần thực hiện thẩm định:

Khi tiến vào một thương vụ M&A, các bản ghi nhớ, thông tin do chính các công ty mục tiêu cung cấp chỉ nên được coi là tài liệu tham khảo cho Bên Mua, vì không ai chào bán mà lại nêu ra các lỗi trong sản phẩm của mình. Thẩm định pháp lý có thể giúp bên bán làm sáng tỏ một số sự thật khó chịu về công ty mục tiêu, điều giúp bên bán nhìn nhận và giảm thiểu được rủi ro có thể phát sinh từ giao dịch M&A.

Bên cạnh đó, thẩm định pháp lý cũng đóng vai trò như một cách giúp bên mua xác định vị trí của mình trong giao dịch và có thể tối đa hóa giá trị của thương vụ. Từ những điểm rủi ro của công ty mục tiêu, bên mua có thể kéo trách nhiệm của bên mua đến một mức hợp lý để những rủi ro này không làm tổn hại đến giao dịch và đây cũng là một công cụ hữu hiệu để đàm phán hạ giá.

Các nội dung cần thẩm định: 

Một quá trình thẩm định điển hình thường sẽ được tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất gồm  thuế, pháp lý, tài chính và hoạt động. Đây là những nội dung thẩm định tối thiểu mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên tiến hành trước khi chính thức thực hiện việc mua lại. Và tùy thuộc vào quy mô của công ty mục tiêu, những hạng mục này có thể mất một khoảng thời gian đáng kể để hoàn thành.

Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thẩm định với tư cách là bên mua (tổng quan)

  1. Đưa ra một kế hoạch thẩm định cụ thể về thời gian, phạm vi và đối tượng thẩm định, đồng thời làm rõ với công ty mục tiêu.
  2. Nhận diện được những vấn đề rủi ro trọng yếu và ranh giới có thể chấp nhận của vấn đề đó.
  3. Luôn đưa ra những yêu cầu rõ ràng, định lượng được đối với công ty mục tiêu để đảm bảo kết quả trả về không thể bị diễn giải theo một cách nào khác.
  4. Đưa ra giới hạn thời gian hợp lý cho các công việc thẩm định.

Thẩm định nói chung và thẩm định pháp lý nói riêng là hoạt động cần thiết để Bên mua có được bức tranh đầy đủ của công ty mục tiêu từ đó có chiến lược đàm phán phù hợp để đạt được kết quả mong muốn với chi phí phù hợp nhất.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.