Tầm quan trọng của việc lưu giữ chứng cứ trong bảo vệ quyền tác giả

Tầm quan trọng của việc lưu giữ chứng cứ trong bảo vệ quyền tác giả

Thực trạng xâm phạm quyền tác giả ngày nay đang xảy ra phổ biến, rộng khắp các lĩnh vực như xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu diễn,…Sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ số và internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho thực trạng xâm phạm quyền tác giải ngày càng gia tăng khi hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

quyền tác giả

Để phòng ngừa, hạn chế hành vi hành xâm phạm quyền tác giả, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần có nhận thức về tầm quan trọng trong việc chủ động lưu giữ chứng cứ trong bảo vệ quyền tác giả là một điều vô cùng cần thiết bởi:

1. Có cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả, vấn đề đặt ra là người khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả thì họ có nghĩa vụ chứng minh họ là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Về nguyên tắc, quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế “tự động”, tức quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cung cấp tài liệu như sau để chứng minh:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc
  • Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả.

Tác phẩm được cấp văn bằng bảo hộ cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

2. Chủ động bảo vệ và ngăn ngừa hành vi xâm phạm tác phẩm

Một số trường hợp khi mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chưa thực hiện đăng ký để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác cũng có thể xem xét và cung cấp một trong những các tài liệu như sau bởi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được ghi nhận và cấp bởi Cục bản quyền tác giả không phải là căn cứ duy nhất chứng minh phát sinh quyền tác giả mà chỉ là một chứng cứ để chứng minh quyền tác giả. Cụ thể:

  • Hợp đồng thuê sáng tạo, hợp đồng lao động;
  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm;
  • Hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;
  • Hoá đơn thanh toán thù lao, nhuận bút;
  • Văn bản giao việc của công ty cho tác giả yêu cầu sáng tạo tác phẩm và văn bản bàn giao tác phẩm đã hoàn thành;
  • Tài liệu tạo ra tác phẩm ghi nhận trên cơ sở dữ liệu máy tính…

Xem thêm: Một số biện pháp xử lý khác trong tranh chấp sở hữu trí tuệ

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com

Send Contact
Call Us
Zalo
This site is registered on wpml.org as a development site.