03 loại hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ

1. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu 

Đối với một doanh nghiệp có danh mục tài sản trí tuệ tương đối và đang phát triển, việc bán một tài sản trí tuệ không sử dụng hoặc nhận chuyển nhượng một tài sản trí tuệ từ bên khác để mở rộng khả năng kinh doanh sẽ xuất hiện ngày một nhiều. Hợp đồng chuyển nhượng hay hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ sẽ được sử dụng trong các trường hợp này.

Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là thỏa thuận giữa một cá nhân hoặc công ty chuyển giao tài sản trí tuệ (IP) của mình cho một cá nhân hoặc công ty khác. Ngoài các giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thuần túy, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp, bao gồm khi một công ty mua lại một công ty khác, những người sáng lập chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trước khi thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp, khi một bên dùng tài sản trí tuệ để góp vốn.

hợp đồng sở hữu trí tuệ c

 2. Hợp đồng cho phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ

Trong nhiều giao dịch, một bên sẽ cho phép một bên khác được sử quyền sở hữu trí tuệ của mình nhưng không chuyển nhượng quyền sở hữu. Như vậy, trong các giao dịch này, bên cấp quyền chỉ cấp cho bên còn lại quyền sử dụng mà không đi kèm với quyền sở hữu. Việc cho phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ có thể đi kèm trong một giao dịch nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh, hoạt động mua bán, phân phối hàng hóa. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp nhầm lẫn giữa chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trí tuệ và cho phép sở dụng tài sản sở hữu trí tuệ dẫn đến các rủi ro lớn cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 03 lưu ý về sở hữu trí tuệ trong hợp đồng phân phối

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Việc chuyển giao công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến. Với giao dịch này, bên được cấp phép không chỉ có quyền truy cập vào một phần công nghệ (ví dụ: phần cứng, phần mềm hoặc quy trình) mà còn có quyền truy cập vào các thiết kế và hướng dẫn cần thiết để vận hành công nghệ đó.

Các bên sẽ thỏa thuận về các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận chuyển giao công nghệ tùy theo phạm vi chuyển giao. Tuy nhiên, nó thường sẽ btrong ao gồm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, quyền tác giả, sáng chế và các bí mật kinh doanh. Các công ty khởi nghiệp phải hiểu rõ về phạm vi và đối tượng công nghệ mà mình chuyển giao hoặc nhận chuyển giao và các nghĩa vụ đi kèm. Bên chuyển giao phải đảm bảo khả năng cung cấp tất cả các hỗ trợ về nhu cầu công nghệ, bao gồm khắc phục sự cố, đào tạo, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ bên nhận chuyển giao về các cập nhật của công nghệ.

4. Thỏa thuận bảo mật thông tin

Thỏa thuận bảo mât thông tin chủ yếu liên quan đến đối tượng tài sản trí tuệ là bí mật kinh doanh. Thỏa thuận bảo mật thông tin hay thỏa thuận không tiết lộ là văn bản giúp một doanh nghiệp đảm bảo rằng đối tác, người lao động của mình sẽ không tiết lộ các thông tin về doanh nghiệp mà họ có được cho bên khác. Ngoài ra, thỏa thuận bảo mật thông tin cũng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đảm bảo các thông tin của mình được bảo hộ với tư cách bí mật kinh doanh. Chế tài đối với trường hợp vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin cũng cần được cân nhắc kỹ vì thực tế thực thi của các dạng thỏa thuận này không phải là điều dễ dàng.

Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý nào. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email info@apolatlegal.com.

Chia sẻ: share facebook share twitter share linkedin share instagram

Tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn

Khách hàng của chúng tôi

Liên hệ tư vấn

    Send Contact
    Call Us
    Zalo
    This site is registered on wpml.org as a development site.